Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại

Băng tải tự động đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động sản xuất bởi nó mang lại hiệu quả và năng suất cao. Để có được một hệ thống băng tải hoàn chỉnh, cần có sự kết hợp của nhiều phụ kiện khác nhau. Và trong đó, rulo băng tải là thiết bị không thể thiếu. Để hiểu rõ hơn về rulo, hãy cùng Titan Vina tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại
Rulo Băng Tải – Tất Tần Tật Thông Tin Cơ Bản Cần Biết  

Rulo băng tải là gì?

Rulo là một bộ phận rất quan trọng trong việc cấu thành nên hệ thống băng chuyền. Nó là phần trung gian kết nối chuyển động giữa dây tải và động cơ giúp truyền chuyển động và căng băng tải. Vì thế, đây chính là thiết bị có ảnh hưởng tới quyết định sự vận hành của dây cao su. Từ đó giúp cho hàng hóa chi chuyển trong dây chuyền sản xuất.

Rulo băng tải còn có tên gọi khác là:  ᴢulo, ống chỉ, tang,… Nó có vai trò tương tự như con lăn công nghiệp. Nhiệm vụ chính là duy trì sự vận hành của băng tải. Rulo thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào ngành nghề lĩnh vực, thiết bị máy móc.

Mỗi hệ thống băng chuyền sẽ sử dụng nhiều rulo, thông thường sẽ khoảng từ 2 – 4 rulo.

>> Xem thêm: Phụ Kiện Băng Tải – Một Hệ Thống Băng Tải Gồm Những Phụ Kiện Nào?

Vai trò của rulo băng tải

Rulo đóng vai trò vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa rất đa dạng, từ dạng rời cho tới dạng đóng bao, khối hộp. Nó được hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, phụ thuộc vào tính chất cũng như đặc thù của công việc.

Rulo là bộ phận không thể thiếu trong nguyên lý quản lý và vận hành của hệ thống băng chuyền. Nó liên kết và truyền tải lực từ động cơ đến băng tải bằng lực ma sát với mặt dưới của dây băng tải. Từ đó để tạo dịch rời tịnh tiến cho toàn bộ mạng lưới băng tải.

Ngoài ra, rulo cũng giúp thay đổi và căng băng tải, làm cho dây băng dịch rời đơn giản, dễ dàng, an toàn và đáng tin cậy cho mặt khác.

Cấu tạo của rulo băng tải

Trên thị trường hiện nay có 2 loại rulo phổ biến là: rulo ống và rulo căm. Vậy, 2 loại rulo này có cấu tạo như thế nào?

Rulo ống

Thông thường, rulo ống được chế tạo từ các vật liệu như: inox, thép, gang… Loại rulo này sẽ có các phộ phận cơ bản sau:

  • Trục rulo băng tải: ống hoặc cốt lắp ráp
  • Ống rulo: thường sử dụng thép ống
  • Mặt bích: là miếng kim loại tròn, tùy thuộc vào ống rulo sẽ có độ dày mỏng khác nhau

Ngoài ra, còn có một số loại rulo được bọc cao su bên ngoài nhằm làm giảm lực ma sát.

Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại
Hình ảnh minh họa: Rulo ống

Rulo căm

So với rulo ống, rulo căm được sử dụng ít hơn. Loại rulo này cũng được chế tạo từ các vật liệu như: Inox, thép…

Các bộ phận cơ bản của rulo căm:

  • Trục rulo: ống hoặc cốt lắp ráp
  • Căm rulo: được chế tạo từ thép hoặc ống thép, được hàng vòng tròn trên mặt bích
  • Mặt bích: là miếng kim loại tròn, tùy thuộc vào ống rulo sẽ có độ dày mỏng khác nhau

Để hệ thống băng tải hoạt động trơn tru, êm ái, có tuổi thọ lâu dài, cần lựa chọn loại rulo phù hợp với hệ thống. Từ đó mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại
Hình ảnh minh họa: Rulo căm

Nguyên lý hoạt động của rulo băng tải

Rulo được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại chính: rulo chủ động và rulo bị động. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này khá đơn giản với thiết kế 2 model rulo ở điểm cuối và điểm đầu của băng tải.

Nguyên lý hoạt động của rulo chủ động

Rulo chủ động là loại rulo chính, được thiết kế trục cốt lắp dài để liên kết với mô-tơ hay puly và nhông xích kéo truyền chuyển động cho băng tải.

Khi mô-tơ quay sẽ kéo trục của rulo chủ động quay và kéo dây băng tải chuyển động nhờ vào lực ma sát và tạo ra lực căng giữa 2 trục rulo. Như vậy, dây tải sẽ được chuyển động về phía trước theo chu ký hình tròn.

Nguyên lý hoạt động của rulo bị động

Rulo bị động là loại rulo phụ và được thiết kế nhỏ hơn rulo chủ động. Nhiệm vụ chính của nó là làm căng dây tải và làm trục truyền động cho dây cao su hoạt động, vận hành theo chu kỳ vòng tròn.

Nhờ vào lực căng, lực ma sát và chuyển động của rulo, dây tải sẽ chuyển động vòng tròn quanh 2 trục chủ động và bị động. Các tầng băng tải có kích thước càng lớn sẽ càng có nhiều lực ma sát, lực kéo càng cao và tốc độ càng nhanh. Đặc biệt là làm tăng tuổi thọ của băng tải.

Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại
Nguyên lý hoạt động của rulo chủ động và rulo bị động khá đơn giản  

>> Xem thêm: Quy Trình Vận Hành Băng Tải, Băng Chuyền An Toàn – Hiệu Quả

Với nhiều tính năng vượt trội, rulo là thiết bị được ứng dụng rất phổ biến. Nhờ đó giúp nâng cao năng suất hoạt động sản xuất công nghiệp thuộc nhiều công việc và môi trường khác nhau. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về rulo băng tải. Hãy theo dõi Titan Vina để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhất.

Rulo con lăn băng tải là gì? Cấu tạo và phân loại