So sánh băng tải nghiêng và băng tải thẳng

Hai loại băng tải nghiêng và thẳng có những ứng dụng và thiết kế khác nhau, tuy nhiên vẫn có điểm chung cơ bản liên quan đến mục đích sử dụng làm cho chúng trở thành những giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả trong các ngành công nghiệp.

Trong bài viết này, hãy cùng Titan Việt Nam khám phá sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại băng tải này nhé! Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu.

So sánh băng tải nghiêng và băng tải thẳng
Hai mẫu băng tải do TITAN VINA sản xuất

Điểm giống nhau giữa băng tải thẳng và nghiêng

Dù có sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc và ứng dụng, băng tải nghiêng và loại thẳng vẫn tương đồng với nhau ở mục đích sử dụng cơ bản:

Cả hai loại đều được thiết kế để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu từ điểm này sang điểm khác. Dù là di chuyển theo phương thẳng hay theo độ nghiêng, mục tiêu chính vẫn là tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu công sức lao động.

Điểm giống nhau giữa băng tải nghiêng và thẳng

Điểm khác nhau giữa băng chuyền dạng nghiêng và dạng thẳng

Sau đây là những điểm khác biệt giữa hai loại băng chuyền này.

Thứ nhất, thiết kế băng tải nghiêng và thẳng có sự khác biệt lớn

  • Băng tải nghiêng: Được thiết kế để vận chuyển hàng hóa giữa các tầng cao khác nhau hoặc qua các khu vực có độ dốc nhất định. Loại này thường được thiết kế với độ nghiêng từ 15, 30, 45 độ…Một số mẫu đặc biệt còn được thiết kế vuông góc với mặt đất.
  • Băng tải thẳng: Có thiết kế với độ nghiêng bằng 0, cấu tạo đơn giản hơn và chủ yếu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên một mặt phẳng ngang trên một mặt bằng nhất đinh. Thiết kế này ít phức tạp hơn và không cần nhiều bộ phận phức tạp để giữ hàng hóa.

 

thiết kế băng tải nghiêng và thẳng có sự khác biệt lớn

Thứ hai, băng tải nghiêng được sử dụng ít hơn thẳng

  • Băng tải nghiêng: Chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng cụ thể mà cần vận chuyển hàng hóa giữa các tầng hoặc mức độ cao khác nhau.

Ví dụ: Trong nhà máy sản xuất bánh quy cần chuyển nguyên liệu lên máy trộn, mà máy trộn này có phần nạp cao hơn mặt đất 3m. Trong trường hợp này loại nghiêng là một giải pháp hữu hiệu.

  • Băng tải thẳng: Phổ biến hơn và có thể được tìm thấy trong hầu hết các ngành công nghiệp, kể cả ở siêu thị. Sự đa dạng về ứng dụng của chuyền thẳng là do khả năng thích ứng với nhiều loại hàng hóa và quy trình làm việc khác nhau.

Ví dụ: trong nhà máy sản xuất giầy dép, cần một băng chuyền để công nhân ngồi hai bên đóng phần đế vào giày hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp này giải pháp vận chuyển thẳng kết hợp bàn thao tác sẽ được ứng dụng.

Thứ ba, băng tải thẳng dễ bảo trì hơn nghiêng một chút

  • Bảo trì băng tải thẳng: Với thiết kế đơn giản hơn nên việc kiểm tra, vệ sinh và thay thế các bộ phận hao mòn có thể được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần phải xử lý nhiều vấn đề liên quan đến góc nghiêng.
  • Bảo trì băng tải nghiêng: Khó hơn bảo trì băng chuyền thẳng nhưng một số loại có thể hạ xuống tự động.

băng tải thẳng dễ bảo trì hơn băng tải nghiêng một chút

Phân loại của hai giải pháp chuyền chuyển hàng nghiêng và thẳng

 

Thẳng Nghiêng
Băng tải thẳng mini Băng chuyền góc nghiêng di động
Băng tải thẳng nhiều tầng Băng chuyền góc nghiêng nâng hạ
Băng tải thẳng điều hướng Băng chuyền góc nghiêng có gầu
Băng tải thẳng di động

Sự lựa chọn giữa hai loại băng tải nghiêng và thẳng cần dựa trên yêu cầu cụ thể loại hàng hóa cần vận chuyển, khoảng cách và độ cao cần di chuyển, cũng như ngân sách và khả năng bảo trì của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải liên hệ với chuyên gia TITAN VINA qua số HOTLINE 0975 263 289 để nhận tư vấn hợp lý nhất.

So sánh băng tải nghiêng và băng tải thẳng